Email marketing là một trong những công cụ quan trọng để tiếp cận khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng hiện tại của bạn. Nó cung cấp cho bạn một kênh giao tiếp trực tiếp với khách hàng, giúp bạn đưa thông điệp lẫn sản phẩm của mình đến tay khách hàng một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn so với các phương tiện quảng cáo truyền thống.
Vậy Email Marketing trong năm 2023 có còn thật sự hiệu quả không? Câu trả lời – CÓ!
Email Marketing đã đang và sẽ vẫn là phương pháp quảng cảo hiệu quả nhất trong năm 2023. Theo thống kê từ Bloomberg, cứ mỗi $1 bạn bỏ ra chạy email marketing thì bạn thu lời về là $48. Mọi sản phẩm được bầy bán và quảng cáo online đều phù hợp để sử dụng email marketing trong tất cả các bước từ marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng sau bán cũng như cross sell và up sell.
Với kinh nghiệm là một người làm marketing và bán sản phẩm ebook, đối với mình việc làm email marketing không khó, ngược lại là rất dễ triển khai với việc sử dụng các phần mềm cung cấp dịch vụ email marketing. Bạn hoàn toàn có thể tự động hóa quá trình làm email marketing, đẩy nhanh tiến độ tiếp cận khách hàng và chốt đơn một cách nhanh chóng.
Bài viết này sẽ tổng kết các phần mềm email marketing tốt nhất mà mình đã từng sử dụng cũng như đánh giá về điểm mạnh yếu của từng phần mềm trên thị trường hiện nay. Nếu không có thời gian đọc cả bài viết bạn có thể xem tóm tắt với bảng bên dưới và đưa ra quyết định chọn phần mềm phù hợp nhất:
Tự Động Hóa | Trình Thiết Kế | Giới Hạn Email | Tỉ Lệ Gửi Thành Công | Giá Cơ Bản (VND) | |
GetResoponse | Tốt | Tốt | Không giới hạn | 99% | 250,000 |
Mailchimp | Tốt | Khá | 5,000 | 99% | 260,000 |
AWeber | Tốt | Tốt | Không giới hạn | 95% | 300,000 |
Sendinblue | Khá | Tốt | 20,000 | 95% | 594,000 |
Benchmark | Khá | Tốt | 3,500 | 90% | 240,000 |
Bizfly | Tạm | Tạm | 2,000 | 75% | 220,000 |
Zeta Mail | Khá | Tạm | 5,000 | 75% | 200,000 |
1. GetResponse
Đầu danh sách mình sẽ nhắc tới GetResponse, một trong hai phần mềm email marketing có thể nói là mạnh mẽ nhất trên thị trường hiện nay. Mình lấy tiêu chí gì mà đánh giá đây là phần mềm tốt và mạnh mẽ? Đối với mình, một phần mềm email marketing tốt sẽ đáp ứng đủ 3 tiêu chí sau đây:
- Khả năng gửi thư thành công – Né được hòm thư rác spam
- Blast email – Gửi một email đến một số lượng lớn người nhận cùng một lúc
- Giá cả của phần mềm
GetResponse đạt 2.5/3 các tiêu chí kể trên, bạn có mất bao nhiêu công sức, chất xám thiết kế giao diện kèm nội dung một email thu hút và xuất sắc đến mấy mà khi gửi tới khách bị Gmail và Outlook đẩy vào hòm thừ rác spam thì coi như chiến dịch email đó đã thất bại ngay từ vòng gửi xe.
GetResponse có chính sách bảo đảm rằng các thư gửi đi có tỉ lệ thành công là 99%, rất ít các phần mềm email marketing hiện nay có cam kết như vậy. Trải nghiệm là hầu hết các email được thiết kế bằng Công cụ tạo email của GetResponse đưa ra các gơi ý tốt, filter chi tiết giúp các lượt gửi blast và bulk thành công và không hề có tình trạng nằm ở thư mục spam.
Đích đến mà người làm email marketing muốn nhắm tới là lợi nhuận vì vậy việc tiếp cận khách hàng là vô cùng cần thiết, việc gửi một email tới một số lượng lớn khách hàng sẽ tăng khả năng chuyển đổi của người nhận thư và chốt đơn, GetResponse không hạn chế số lượng email bạn gửi đi, người dùng có thể gửi email với số lượng vô hạn, đây là một điểm cộng lớn cho GetResponse vì nhiều phần mềm hạn chế số lượng email gửi đi hàng tháng.
Cuối cùng là về mặt giá cả, vì là một phần mềm email marketing trong phân khúc cao cấp, để sử dụng thêm một số tính năng khác như SMS marketing, thư trả lời tự động, làm webinar thì GetResponse có mức giá khá cao. Tuy nhiên nếu bạn chỉ cần làm email marketing thì gói cơ bản của GetResponse sẽ là lựa chọn tốt nhất, chỉ với 250,000 VND/1 tháng.
Điểm mạnh:
- Đa chức năng: GetResponse cung cấp nhiều tính năng, bao gồm cả email marketing, tự động hóa marketing, landing page và quảng cáo trên mạng xã hội.
- Thiết kế email dễ dàng: GetResponse cung cấp một trình tạo email kéo và thả cho phép bạn tạo ra các email chuyên nghiệp một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- Tính năng tự động hóa mạnh mẽ: GetResponse cung cấp nhiều tính năng tự động hóa cho phép bạn tự động tương tác với khách hàng, bao gồm gửi email chào mừng, email theo dõi sau khi mua hàng, email chăm sóc khách hàng, và nhiều hơn nữa.
- Phân tích và đo lường: GetResponse cung cấp các công cụ phân tích và đo lường cho phép bạn đánh giá hiệu quả của chiến dịch email marketing của mình và tối ưu hóa chiến dịch để đạt được kết quả tốt nhất.
- Hỗ trợ khách hàng: GetResponse có một đội ngũ hỗ trợ khách hàng rất tốt, luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của người dùng. Hỗ trợ tiếng Việt.
Điểm yếu:
- Giá cả tương đối cao: GetResponse có giá cả tương đối cao so với một số công cụ email marketing khác trên thị trường, đặc biệt là đối với các gói cao cấp.
- Không hỗ trợ khách hàng 24/7: Mặc dù GetResponse có một đội ngũ hỗ trợ khách hàng tốt, nhưng họ chỉ hỗ trợ trong giờ làm việc thông thường, không hỗ trợ 24/7 trong múi giờ Việt Nam, bạn buộc phải liên hệ qua email.
- Trả phí cho các tính năng bổ sung: Một số tính năng bổ sung của GetResponse, như CRM và livechat, có giá tương đối cao và chỉ được bao gồm trong các gói cao cấp.
2. Mailchimp
Mailchimp là một lựa chọn tối ưu khác trong việc tạo và triển khai các chiến dịch email marketing, tương tự như GetResponse, Mailchimp cũng cung cấp khả năng gửi email thành công cao và blast email vượt trội. Mình từng gửi email với số lượng lớn qua Mailchimp và cá nhân cảm thấy khá hài lòng với kết quả thu được, tuy gửi bulk với lượng email lớn (trên 5,000 email) và đôi khi có một số email chưa lên lịch trong phần cài đặt vẫn được gửi đi nhưng Mailchimp vẫn né được hòm thư spam và blacklist khách hàng rất hiệu quả.
Phần tạo và thiết kế email tốt nhưng Mailchimp lại sử dụng một bên thứ 3 để thiết kế email nên mất khá nhiều thời gian trong quá trình tạo thư và số lượng mẫu template cũng có hạn, một số mẫu đẹp bạn cần phải trả thêm tiền, các mẫu cơ bản thì đúng với tiêu chí miễn phí thì thường không bắt mắt và thu hút.
Một lần nữa, vì là phần mềm phân khúc cao cấp nên Mailchimp có giá khá chát, gói tiêu chuẩn khởi điểm là 260,000 VND/1 tháng nhưng chỉ gửi tối đa được 5,000 email. Việc gửi thêm email sẽ phải đóng thêm phí, mình gửi tới 7,000 email thì đóng thêm 166,000 VND cho gói Standard. Do vậy, với việc gửi blast email, bạn cần phải cân nhắc và tính toán chi phí một cách hợp lý để đạt được lợi nhuận thu về tốt nhất.
Điểm mạnh:
- Giao diện dễ sử dụng: Mailchimp có một giao diện đơn giản và dễ sử dụng, cho phép người dùng tạo và quản lý các chiến dịch email marketing một cách dễ dàng.
- Tính năng tự động hóa: Mailchimp cung cấp nhiều tính năng tự động hóa cho phép bạn tương tác với khách hàng của mình một cách tự động với nhiều loại email chức năng đa dạng khác nhau.
- Đa kênh tiếp cận: Mailchimp không chỉ hỗ trợ email marketing, mà còn có tính năng quảng cáo trên mạng xã hội, Google, và trang web.
- Phân tích và đo lường: Mailchimp cung cấp các công cụ phân tích và đo lường cho phép bạn đánh giá hiệu quả của chiến dịch email marketing của mình và tối ưu hóa chiến dịch để đạt được kết quả tốt nhất.
Điểm yếu:
- Giá cả tương đối cao: Mailchimp có giá cả tương đối cao so với một số công cụ email marketing khác trên thị trường, đặc biệt là đối với các gói cao cấp.
- Các tính năng bổ sung đắt đỏ: Một số tính năng bổ sung của Mailchimp, như tính năng quảng cáo trên Google, có giá tương đối cao và chỉ được bao gồm trong các gói cao cấp.
- Các báo cáo phân tích có hạn chế: Mặc dù Mailchimp cung cấp các công cụ phân tích và đo lường, nhưng nó có một số hạn chế về tính năng so với các công cụ phân tích chuyên nghiệp khác.
- Giới hạn số lượng người đăng ký: Mailchimp giới hạn số lượng người đăng ký trong các gói cơ bản, điều này có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp lớn hoặc đang tăng trưởng nhanh chóng.
3. AWeber
AWeber cung cấp một giao diện thân thiện với người mới, cảm nhận đầu thì công cụ tạo email kéo-thả làm rất tốt, mượt và dễ dùng, nhiều ô section chức năng cho bạn chọn với thiết kế đẹp mắt. Chuỗi email tự động của Aweber khá hay, có thể gửi các email với nội dung khác nhau liên tiếp theo một trình tự dựa theo trải nghiệm của khách hàng.
Việc hủy và đăng ký địa chỉ liện hệ từ danh sách khá nhanh và thuận tiện. Báo cáo và phân tích email đủ nhưng chưa được chi tiết và thiếu đi gợi ý các cách khắc phúc chiến dịch email như tính năng Gợi Ý AI của GetResponse và Mailchimp.
Vì khá đơn giản và thân thiện với người dùng nên AWeber thiếu một vài tính năng quan trọng trong trình tạo email như thư trả lời tự động, định thời gian gửi thư phù hợp theo múi giờ và hành vi sử dụng email từ khách nhận thư cũng như email dạng RSS.
Thiếu đi một vài tính năng chủ chốt, không những thế giá của Aweber chưa thật sự hợp lý. Với gói Lite tuy được gửi email không giới hạn số lượng nhưng gói lại có mức giá lên tới 300,000 VND/1 tháng.
Điểm mạnh:
- Dễ sử dụng: AWeber có giao diện đơn giản và trực quan, rất dễ sử dụng cho cả những người mới bắt đầu và những người đã có kinh nghiệm với email marketing.
- Các tính năng linh hoạt: AWeber cung cấp nhiều tính năng để tùy chỉnh các chiến dịch email marketing, bao gồm tạo mẫu email, lập lịch gửi email, quản lý danh sách khách hàng, xác định nhóm khách hàng, phân tích kết quả email và nhiều tính năng khác.
- Hỗ trợ khách hàng: AWeber cung cấp một dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt, bao gồm hỗ trợ qua điện thoại, email và chat trực tuyến, nhưng hầu hết vẫn phải qua email nếu người dùng ở Việt Nam.
- Tích hợp với các ứng dụng bên thứ ba: AWeber tích hợp tốt với nhiều ứng dụng bên thứ ba, bao gồm các nền tảng website như WordPress, LeadPages, Unbounce, và các nền tảng thương mại điện tử như Shopify và WooCommerce.
Điểm yếu:
- Hạn chế tính tùy chỉnh: AWeber không cung cấp đầy đủ tính năng tùy chỉnh như một số công cụ email marketing khác, làm giảm tính linh hoạt của nó.
- Thời gian tải chậm: Cảm nhận cá nhân là giao diện của AWeber tải chậm và có thể gây khó chịu trong quá trình sử dụng.
- Không có tính năng tự động phân nhóm khách hàng: AWeber không cung cấp tính năng tự động phân nhóm khách hàng dựa trên hành vi của họ, điều này khiến các doanh nghiệp chưa tối ưu hóa chiến dịch email marketing của mình. Bạn phải phân khúc khách hàng bằng tay ở mục Segmentation.
4. Sendinblue
Một phần mềm email marketing nữa khá nổi tiếng trên thị trường Việt Nam. Nhìn nhận chung, Sendinblue tương đối toàn diện, đáp ứng đủ nhu cầu làm email marketing ở mức doanh nghiệp cá nhân vừa và nhỏ. Báo cáo chi tiết rất đầy đủ, thông số hiển thị, tracking email tốt. Tính năng A/B test cho phép người dùng thử các phiên bản email khác nhau cho các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau từ đó chọn ra phiên bản tốt nhất để triển khai chiến dịch.
Sendinblue có chính sách chống thư spam từ Certified Sender Alliance (CSA), chính sách này bảo đảm các thư gửi từ Sendinblue là các thư có nội dung tốt, marketing sạch và không phải là các thư spam bừa bãi. Chính sách này cũng giúp email từ Sendinblue có tỉ lệ gửi thư thành công cao, tiếp cận khách hàng hiệu quả.
Sendinblue có lượng mẫu template lớn, khá bắt mắt tuy nhiên lại gặp phải vấn đề là các template đẹp phải trả thêm phí. Không có phần xem trước mẫu email mà phải gửi thử nghiệm để xem email khá bất tiện. SMS marketing chưa thật sự tốt, các tin nhắn gửi đi quốc tế thường có tỉ lệ gửi thất bại cao, lên tới 40% trên tổng số tin gửi đi.
Giá gói cơ bản của Sendinblue cao so với mặt bằng chung 594,000 VND/1 tháng, tuy giới hạn số lượng email gửi đi nhưng người dùng được gửi tới 20,000 email và không giới hạn lượng email gửi đi trong ngày.
Điểm mạnh:
- Đa chức năng: Sendinblue không chỉ là một công cụ email marketing mà còn cung cấp nhiều tính năng khác như chức năng liên quan đến SMS marketing, quảng cáo trên Facebook, chat trực tuyến và tự động hóa marketing.
- Dễ sử dụng: Giao diện của Sendinblue đơn giản và dễ sử dụng, giúp người dùng tạo các chiến dịch email marketing một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- Phân tích và báo cáo tốt: Sendinblue cung cấp các báo cáo chi tiết về hoạt động của chiến dịch email marketing, giúp người dùng hiểu rõ hơn về hiệu quả của các chiến dịch và điều chỉnh chúng để tối ưu hóa kết quả.
- Tích hợp với các ứng dụng bên thứ ba: Sendinblue tích hợp tốt với nhiều ứng dụng bên thứ ba như WordPress, Salesforce, Shopify, WooCommerce và Magento, giúp người dùng dễ dàng quản lý và tương tác với các nền tảng khác.
Điểm yếu:
- Giới hạn về thiết kế: Sendinblue có giới hạn về khả năng thiết kế email, các mẫu email có sẵn có thể không đáp ứng được nhu cầu tùy chỉnh của người dùng.
- Hạn chế về tính năng tự động hóa: Sendinblue không cung cấp tính năng tự động hóa tương đương với một số công cụ email marketing khác như Mailchimp hoặc GetResponse.
5. Benchmark
Benchmark phù hợp cho người dùng với nhu cầu cá nhân hoặc các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ như digital marketing, dịch vụ agency hay các shop thương mại điện tử. Benchmark làm rất tốt trong phần A/B test, phần mềm gợi ý cho mình đến 4 phiên bản email khác nhau cho mỗi lần thử, thư viện mẫu template rộng lớn, nhiều mẫu sáng tạo với nội dung thu hút, giúp người dùng dễ dàng phân khúc tệp khách hàng và thử nhiều phiên bản email hơn để chọn ra nội dung tốt nhất.
Mục phân tích email làm rất tốt với các chỉ số email được hiển thị chi tiết và cập nhật theo thời gian thực, thuận tiện cho người dùng đưa ra các quyết định cho chiến dịch. Tuy nhiên các chuỗi email tự động hoặc luồng công việc tự động còn quá đơn giản, không có nhiều lựa chọn tùy chỉnh cho người dùng, việc tải lên danh sách địa chỉ email khách hàng với số lượng lớn còn nhiều khó khăn cũng là một điểm trừ của Benchmark .
Ngoài ra, Benchmark có chính sách giảm giá mạnh nếu bạn chứng minh được bạn là một doanh nghiệp phi lợi nhuận, trường học hay trung tâm giáo dục. Mình từng sử dụng Benchmark cho một tổ chức phi lợi nhuận với danh sách người nhận email lớn khoảng hơn 1,500 khách, chi phí sử dụng được giảm giá 25% trọn đời và được truy cập các tính năng cao cấp của Benchmark.
Benchmark gói cơ bản có tầm giá khá ổn khoảng 240,000 VND/1 tháng và gửi tối đa 3,500 email. Tương tự, gói miễn phí cũng cho phép gửi cùng số lượng email nhưng không gỡ được logo của Benchmark ra khỏi nội dung email.
Điểm mạnh:
- Thiết kế email chuyên nghiệp: Benchmark Email cung cấp nhiều công cụ thiết kế email chuyên nghiệp, giúp người dùng dễ dàng tạo ra những email chất lượng cao với các mẫu sẵn có hoặc tùy chỉnh.
- Tính linh hoạt: Benchmark Email được đánh giá cao về tính linh hoạt, người dùng có thể tùy chỉnh các tính năng và thiết lập để phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ.
- Công cụ đo lường và phân tích: Benchmark Email cung cấp các công cụ đo lường và phân tích kết quả chiến dịch email, giúp người dùng theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch.
- Hỗ trợ khách hàng tốt: Benchmark Email có đội ngũ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp và nhiệt tình, giúp người dùng giải đáp các thắc mắc và vấn đề liên quan đến dịch vụ thông qua email.
- Bảo mật cao: Benchmark Email có các giải pháp bảo mật để đảm bảo rằng email của người dùng sẽ được gửi đi một cách an toàn và bảo mật.
Điểm yếu:
- Giá thành: So với một số đối thủ khác trên thị trường, giá thành của Benchmark Email có thể cao hơn những gì phần mềm này cung cấp.
- Giao diện người dùng phức tạp: Giao diện người dùng của Benchmark Email có thể hơi phức tạp và khó sử dụng đối với những người mới bắt đầu.
- Không hỗ trợ các ngôn ngữ khác: Benchmark Email chỉ hỗ trợ các ngôn ngữ chính như tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha, không hỗ trợ các ngôn ngữ khác.
6. Bizfly
Một phần mềm nội địa với giao diện tiếng Việt dễ dàng sử dụng, thân thiện với người Việt. Nhìn chung, Bizfly có đủ các chức năng cho một phần mềm email marketing tầm trung. Tuy không thật sự nổi bật như những cái tên kể trên, nhưng Bizfly cũng có một vài tính năng khá hay như phần gợi ý từ ngữ trong nội dung lẫn tiêu để thư để tránh việc đánh dấu thư rác.
Các báo cáo vừa đủ các thông số của một chiến dịch email marketing cơ bản như tỉ lệ mở, lượt click link, tỉ lệ chuyển đổi,etc.
Gói cơ bản chỉ gửi được tối đa 2,000 email với mức giá là 220,000 VND/1 tháng, Bizfly chỉ cho phép người dùng đăng ký từ 3 tháng trở lên, không thể trả lẻ mỗi tháng theo nhu cầu sử dụng được.
Điểm mạnh:
- Cung cấp một loạt các công cụ email marketing như tạo và thiết kế email, quản lý danh sách email, theo dõi và phân tích kết quả.
- Dịch vụ email marketing của BizFly được đánh giá cao về tính linh hoạt, có thể được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của khách hàng.
- Các giải pháp bảo mật được tích hợp trong dịch vụ email marketing của BizFly để đảm bảo rằng email của khách hàng sẽ được gửi đi một cách an toàn và bảo mật.
Điểm yếu:
- Giao diện người dùng của dịch vụ email marketing của BizFly có thể chưa được tốt và khó sử dụng đối với những người mới bắt đầu.
- Mặc dù BizFly cung cấp nhiều công cụ để tùy chỉnh email, tuy nhiên tính năng này còn hạn chế và không đáp ứng được nhu cầu người dùng.
7. Zeta Mail
Tương tự như Bizfly, Zetal Mail hỗ trợ tiếng Việt và thân thiện với người dùng trong nước, phần mềm có phần tự động hóa khá tốt, luồng công việc có nhiều lựa chọn tùy chỉnh cho người dùng, tuy nhiên giao diện còn đơn giản và các mẫu template email marketing không được đẹp và thu hút.
Gửi được blast email từ địa chỉ khách hàng có sẵn nhưng tỉ lệ vào hòm thư rác còn cao và chưa thật sự tối ưu so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Zeta Mail có mức giá ở tầm 200,000 VND/1 tháng cho gói cơ bản và gửi được tối đa 5,000 email.
Điểm mạnh
- Tính linh hoạt: Zeta Mail cung cấp nhiều tính năng linh hoạt cho phép người dùng tùy chỉnh chiến dịch email của mình để phù hợp với nhu cầu của họ.
- Tính năng tự động hóa: Zeta Mail có khả năng tự động hóa nhiều tác vụ trong quá trình gửi email, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả của chiến dịch.
- Phân tích chi tiết: Zeta Mail cung cấp các báo cáo chi tiết về hiệu quả của chiến dịch email, giúp người dùng hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng và đưa ra các chiến lược phù hợp để tăng doanh số.
Điểm yếu
- Giao diện người dùng: Giao diện người dùng của Zeta Mail chưa tốt.
- Không có tính năng quản lý khách hàng: Zeta Mail không cung cấp tính năng quản lý khách hàng, điều này có thể làm cho việc theo dõi và quản lý danh sách khách hàng trở nên khó khăn hơn.
Lời Kết
Trên là danh sách 7 phần mềm email marketing mà mình đánh giá là đáng dùng và dể sử dụng nhất tại thời điểm hiện tại.
Về mức giá, tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi người dùng, nếu bạn là một cá nhân hay đơn vị nhỏ, việc chi tiêu từ 200,000 đến 250,000 VND cho mỗi tháng sẽ là chi phí đầu tư phù hợp nhất dành cho email marketing.
Tuy nhiên, với các mô hình kinh doanh lớn hơn, có một lượng tệp khách hàng lên đến 10,000 địa chỉ email, chi phí bỏ ra từ 10 đến 15 triệu hàng tháng cho các tính năng tự động ở phân khúc phần mềm cao cấp như GetResponse hay Mailchimp là hoàn toàn hợp lý và giúp bạn thu lời một cách hiệu quả.
Mong rằng với những chia sẻ và kinh nghiệm trong quá trình sử dụng các phần mềm email marketing của cá nhân mình và thông qua bài viết này sẽ giúp bạn chọn được công cụ thích hợp và thành công trong việc tạo và vận hành các chiến dịch email marketing cho riêng mình.